nguyenpro
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
nguyenpro

Cập nhật thần tốc tin tức bóng đá


You are not connected. Please login or register

Góc Johan Cruyff: "Barca đã tái phát minh bóng đá tổng lực của thế kỉ XXI"

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin

(BongDa.com.vn) - Trong lịch sử bóng đá thế giới, chỉ có 2 CLB: Real Madrid của Di Stefano và Ajax những năm 70 có thể tái hiện được những gì mà Barcelona dưới triều đại của Pep đang làm bây giờ (dĩ nhiên là ngoài Hà Lan - những người đã phát minh ra bóng đá tổng lực). Liệu Barca đã đánh dấu một thời đại của riêng mình?
Không cần đặt ra câu hỏi bạn đã có câu trả lời. Nếu Barca giành được Champions League vào tháng 5 tới, mọi tranh luận có thể được chấm dứt. Trong 3 năm, 2 danh hiệu vô địch và 1 lần vào bán kết. Như thế là quá đủ, thậm chí thừa để tất cả phải thừa nhận. Nhưng nếu họ không phải là người đứng trên bục cao nhất tại Wembley (nơi sẽ tổ chức trận chung kết Champions League 2010/2011), hay thậm chí không vào tới chung kết, đội bóng ấy đã tạo ra một thời đại của riêng mình.

Đó không phải điểm số mà họ ghi được hay số bàn thắng trong suốt một chặng đường dài, mà nó nằm ở phong cách chơi bóng. Đó thực sự là một cuộc cách mạng, từ cách họ mở màn cuộc chơi cho đến khi trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu.

Bạn có thể đánh dấu một kỉ nguyên mặc dù không phải là người luôn luôn giành chiến thắng? Có thể! Vâng, tôi tin là như vậy. Ba mươi năm có lẻ khi để vuột mất chức vô địch World Cup 1974, Hà Lan vẫn khiến người ta phải ngưỡng mộ và ghi nhớ. Thuật ngữ "bóng đá tổng lực" chính xác được người Hà Lan phát minh, và được thế giới thừa nhận, mặc dù Hà Lan chưa bao giờ vô địch thế giới. Hậu vệ có thể cùng tham gia tấn công, trong khi các tiền vệ, hay thậm chí là các tiền đạo cũng tham gia phòng ngự cùng cả đội bóng, tùy thuộc vào từng pha bóng. Tôi di chuyển, và bạn cũng di chuyển, nhưng trái bóng luôn trong chân chúng ta. Có thể có một số 9, nhưng cũng có thể là một số 9 ảo. Không một ai được phép đứng yên. Đó là trò chơi của trái bóng và mang tính nhịp điệu. Để tiết kiệm năng lượng, tất cả cùng tranh chấp khi mất bóng, và khi tấn công, tất cả cùng dồn đối phương về khu vực cấm địa của họ.

Cuộc cách mạng về chiến thuật

Ba mươi năm có lẻ từ khi người Hà Lan sáng tạo ra thứ bóng đá tổng lực, Barca đã sáng tạo ra thứ bóng đá của riêng mình. Tại Barca, số 10 nhưng có thể là một số 9 thực thụ, hoặc khi cần là cầu thủ chạy cánh. Đó có phải là phiên bản tốt hơn phiên bản gốc (Hà Lan 1974) hay không?

Pique, Abidal, Puyol khi cần sẽ dâng cao như một tiền vệ, khi đó Busquets sẽ lùi về bọc lót hậu phương. Với những cầu thủ nhỏ con nhưng đầy kĩ thuật như Xavi, Iniesta, Messi, Barca luôn làm chủ tuyến giữa. Họ luôn bắt đối thủ phải dồn hết về khu vực cấm địa của mình, và dùng những pha ban ngắn "nửa chạm" với tốc độ cực nhanh để xuyên phá những tấm bê tông được lập ra. Người ta gọi đó là Tiqui-taca! (Sở dĩ có tên gọi này bởi những đường ban bóng của các cầu thủ Barca luôn nhịp nhàng như những tiếng kim đồng hồ vậy: tíc-tắc, tíc-tắc,...).

Như đã nói, Barca có cách phòng thủ của riêng mình. Các cầu thủ di chuyển liên tục và rất hợp lí để bịt mọi khoảng trống, không cho đối thủ có khoảng không thuận lợi để chuyền bóng. Có thể ngay sau đó, các cầu thủ Barca sẽ cướp được bóng, hoặc cũng có thể đối phương sẽ tự mắc sai lầm (chuyền hỏng). Để hệ thống ấy vận hành một cách trơn tru, thì các cầu thủ luôn phải có một nền tảng kĩ thuật cực tốt. Ngay cả các trung vệ, họ có thể thua kém đối phương về thể lực và tốc độ, nhưng về kĩ thuật thì đó là điều không thể chấp nhận. Barca không cần những mẫu trung vệ như Terry, Ferdinand,... Họ cần những cầu thủ như Puyol, Pique.

Rijkaard đã giúp Barca trình diễn thứ bóng đá đầy quyến rũ. Sacchi cũng từng làm được điều đó với AC Milan. Nhưng Barca của Guardiola thì mới là sự mê hoặc, mê hoặc đến tột độ. Một cuộc cách mạng trong bóng đá đã được thực hiện bởi Barca trong triều đại Pep Guardiola. Và một đội bóng khác được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này - La Roja (Tây Ban Nha) - từ phong cách chơi bóng, đến những cầu thủ của đội bóng này, kĩ chiến thuật,... Chức vô địch World Cup 2010 chính là một chiến thắng khác của Barca.

Vậy Barca có phải là mô hình tuyệt vời để các đội bóng khác học tập? Theo tôi, để làm được như Barca hiện nay gần như là không thể đối với các đội bóng khác. Dĩ nhiên họ sẽ được hoan nghênh với những thử nghiệm, và rồi họ sẽ có trải nghiệm của riêng mình!

https://nguyenpro.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết